Hiện tượng bùn vi sinh khó lắng trong nước thải giấy, là một hiện tượng rất phổ biến thường xảy ra trong hệ thống xử lý nước thải. Làm giảm hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý và không đảm bảo được chất lượng nước thải đầu ra. Hơn thế nữa, nếu không xử lý kịp thời, vi sinh sẽ yếu và chết đi, và các nhân viên kỹ thuật sẽ cần nhiều thời gian để xả bỏ bùn cũng như nuôi cấy mới.
Vì thế, Vĩnh Tâm hy vọng có thể chia sẻ một số các kinh nghiệm, nhằm giải quyết vấn đề trên trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Đặc điểm của bùn vi sinh khó lắng trong nước thải giấy.
Đây là hiện tượng thường xảy ra tại bể lắng thứ cấp và bể hiếu khí. Do đó, chúng ta cần nhận biết trước một số các dấu hiệu để tránh xảy ra tình trạng trên như: bùn trở nên mịn, lắng chậm, có màu vàng nhạt và xuất hiện mùi hôi khó chịu…
Nguyên nhân dẫn đến bùn mịn, khó lắng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn dạng sợi (filamentous) trong hệ thống xử lý nước thải giấy. Tạo ra những cấu trúc mạng cho chất rắn bám vào cũng như hình thành những thanh nối ngăn chặn sự tạo khối của những hạt bùn. Và với khả năng hấp thụ Oxy tốt của chúng, sẽ khiến cho các vi sinh bị thiếu hụt Oxy dẫn đến hiện tượng trên.
Bên cạnh đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) cũng là một trong những yếu tố đảm bảo bùn lắng tốt trong bể sục khí. Vì nếu chúng < 2 mg/l sẽ gây ra tình trạng ức chế vi sinh hiếu khí và giảm hiệu quả hiệu lý. Từ đó, hình thành và gia tăng các vi khuẩn dạng sợi gây ảnh hưởng đến hệ thống. Và ngược lại, khi nồng độ oxy hòa tan > 4 mg/l sẽ ảnh hưởng đến sự kết bông của bùn vi sinh.
Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng ở vi sinh vật cũng là tác nhân khiến bùn trở nên mịn. Vì các chất hữu cơ trong bể quá thấp nên bùn vi sinh mất hoạt tính, gây chậm phát phát triển, thậm chí không phát triển.
Cách khắc phục hiện tượng trên.
Bổ sung các chủng vi sinh có khả năng cạnh tranh vi khuẩn dạng sợi.
Vì để hạn chế môi trường phát triển của vi khuẩn dạng sợi, chúng ta cần giảm lượng tải hữu cơ trong nước thải, điển hình là nồng độ BOD cao. Bằng cách bổ sung các loại vi sinh tốt nhằm kiểm soát vi khuẩn dạng sợi. Và duy trì nên một môi trường tốt tại bể với pH = 7, C:N:P – 100:5:1… để có thể giảm lượng bùn khó lắng trong 2 – 3 tuần.
Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung chế phẩm vi sinh BioFix Ammonia. Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp, giảm mùi hôi. Hơn thế nữa, thực hiện quy tình Nitrat hóa, giúp đưa nồng độ Nitơ, Photpho… về mức quy định giúp xử lý hiệu quả các vi khuẩn dạng sợi có trong bể hiếu khí.
Đảm bảo sục khí đầy đủ
Để vi sinh có thể tiếp nhận đầy đủ oxy trong bông bùn, chúng ta cần đảm bảo hệ thống sục khí làm việc hiệu quả. Với mức tối ưu từ 2 – 3.5 mg/l. Tuy nhiên, lượng Oxy cung cấp không nên quá cao vì khi khuấy trộn liên tục sẽ làm cho bông bùn không lắng được.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM
Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM
Hotline: 0923 884 877 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133 – 0907 771 622 – 0987 632 531
Email: [email protected]
Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường
Youtube: BIOFIX VIỆT NAM