Mô tả
Mật rỉ đường là nguồn bổ sung dinh dưỡng cho quá trình nuôi vi sinh tại bể hiếu khí, trong quá trình xử lý nước thải tại các nhà máy sản xuất mà nguồn nước thải ra nghèo dinh dưỡng hoặc không có dinh dưỡng thì mật rỉ đường được xem là nguyên liệu rẻ tiền để bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh hoạt động và phân hủy là, sạch nguồn nước.
Thành phần mật rỉ đường
Ứng dụng của mật rỉ đường
- Nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nghèo dinh dưỡng.
- Mật rỉ đường là nguồn cacbon hữu cơ lý tưởng, chứa khoảng 40% C, rẻ tiền, giàu cacbon, hoàn toàn không chứa nito. Nó rất dễ dàng thêm hệ thống bằng cách hòa với nước và tạt đều khắp bể.
- Nguồn cung cấp cabon hữu cơ chủ yếu cho vi sinh vật trong các hệ thống xử lý nước thải có phương pháp xử lý sinh học.
Cách tính liều lượng mật rỉ đường thêm vào hệ thống nước thải
Nếu sau khi nuôi cấy vi sinh, hệ thống xử lý nước thải chạy vận hành ổn định, ta chỉ cần thêm một lượng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải và dinh dưỡng mật rỉ đường, để bổ sung cho vi sinh xử lý nước thải sống và phát triển.
Để tính được lượng rỉ đường tương đối chính xác cần bổ sung cho hệ thống xử lý nước thải thì người vận hành cần đo lượng Amonia tổng số và Nitrat (cùng với ước tính cho các Nitrogen sinh học còn lại – thông thường khoảng 50%) để có thể sử dụng lượng rỉ đường chính xác cho hệ thống xử lý nước thải.
Liều lượng sử dụng được xác định dựa vào hiện trạng hoạt động hệ thống, tình trạng bùn hoạt tính và tính toán cân đối theo tỷ lệ COD là: N: P = 100 : 5 : 1
1. Mật rỉ đường dạng nước
Công thức tính thể tích mật rỉ đường dạng nước dựa trên cơ sở thể tích bể:
y = a x V
Trong đó:
- y: thể tích mật rỉ đường dạng nước cần sử dụng (L);
- a = 0.15 – 0.5 (L/m3): thể tích mật rỉ đường dạng nước trên đơn vị thể tích bể;
- V (m3): thể tích bể.
2. Mật rỉ đường dạng khô
Công thức tính khối lượng mật rỉ đường dạng khô dựa trên cơ sở diện tích bể:
z = b x S và S = V/h
Trong đó:
- z: khối lượng mật rỉ đường dạng khô cần sử dụng (gram)
- b = 25 – 45 (g/m2) (khối lượng mật rỉ đường dạng khô trên đơn vị diện tích bể)
- V: thể tích bể (m3)
- h = 3-6 (m) (chiều cao bể)
- S: diện tích bể (m2)
Lưu ý: Các chất dinh dưỡng trong nước thải bao gồm N và P. Trong đó: Hàm lượng Nitơ trong nước thải đầu vào được coi là đủ nếu tổng Nitơ (bao gồm Nito tự do, Nitơ – Amoni, Nitơ – Nitrit, Nitơ – Nitrat) trong nước đã xử lý là 1 – 2mg/l. Nếu cao hơn, nghĩa là hàm lượng Nitơ trong nước thải đã dư thừa thì cần chấm dứt việc bổ sung Nitơ từ ngoài (nếu có).
Các bước nuôi cấy vi sinh duy trì cho hệ thống bể
Hoạt hóa sản phẩm bằng cách pha loãng 1kg với 10 lít nước, trong vòng 30 phút đến 1 giờ, sau đó cho thẳng vào hệ thống bể xử lý nước thải.
Chất dinh dưỡng đảm bảo được tỷ lệ BOD là: 5:N:P = 100:5:1
Kiểm tra pH (5 – 9), nhiệt độ (25 – 400C) và DO phải được duy trì 1.0 – 2.0 mg/l.
Bảo quản
Các đặc điểm cần lưu ý để bảo quản mật rỉ đường bao gồm:
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Rỉ đường thường có màu sẫm. Màu này khó bị phá huỷ trong quá trình lên men. Sau lên men chúng sẽ bám vào sinh khối vi sinh vật và bám vào sản phẩm. Việc tách màu ra khỏi sinh khối và sản phẩm thường rất tốn kém và rất khó khăn. Giữa hai loại mật rỉ, loại mật rỉ từ cây mía có màu sẫm hơn màu mật rỉ nhận từ sản xuất củ cải phải xử lý trước khi tiến hành quá trình lên men.
- Hàm lượng đường khá cao (thường nằm trong khoảng 40 – 50%).Lượng đường này chủ yếu là saccharose nên khi tiến hành lên men phải pha loãng tới nồng độ thích hợp.
- Vì rỉ đường là chất dinh dưỡng khá lý tưởng nên chúng rấy dễ bị vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Như vậy chất lượng mật rỉ cũng dễ thay đổi theo thời gian bảo quản.