Nước thải chế biến cao su- những tác động đến môi trường sống

Nước thải chế biến cao su- những tác động đến môi trường sống

Xử lý nước thải chế biến cao su là yêu cầu bắt buộc với ngành chế biến cao su. Ngành chế biến cao su là một trong những ngành sản xuất quan trọng của nước ta hiện nay. Khi không chỉ đóng góp đáng kể cho ngân sách nước nhà mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Đặc biệt, là trong giai đoạn hội nhập kinh tế.

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng vượt bậc mà những lợi ích ngành chế biến cao su mang đến thì nước thải của nó trong quá trình sản xuất và chế biến có ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Trong bài viết này, Vĩnh Tâm gửi đến bạn những tác động và ảnh hưởng của ngành đến môi trường sống hiện nay.

Ô nhiễm nước thải chế biến cao su

Nguồn gốc phát sinh nước thải của nhà máy chế biến cao su

  • Quá trình vận chuyển, lưu trữ và xử lý cao su thô đầu vào
  • Quá trình sản xuất , pha trộn tạo ra các sản phẩm từ nước thải vệ sinh , dọn dẹp , rửa máy …
  • Quá trình vệ sinh , dọn dẹp , rửa máy máy móc trang thiết bị ,rửa sàn nhà máy , khu vực sản xuất ….

Hàm lượng BOD, COD, TSS rất cao là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước. Không những thế, các chất làm đông tụ và mủ đông. Gây phân hủy sinh học và tiêu thụ lượng lớn oxy khi xả vào nguồn nước.

Hơn thế nữa, với đặc điểm nồng độ pH thấp. Dao động từ 4.2 đến 5.2 làm cho nước thải nhiễm tính axit. Nguyên nhân đến từ việc sử dung axit làm đông tụ mủ cao su.

Với những đặc điểm trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh như:

  • Các chất dinh dưỡng trong đất bị phân hủy. Hạn chế sự phát triển cây trồng trong đất.
  • Nguồn nước bị ô nhiễm. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
  • Làm mất cân bằng hệ sinh thái…
  • Làm đục nước, nổi ván, bốc mùi hôi thối
  • Hàm lượng chất hữu cơ cao làm ảnh hưởng đến quá trình tự phân hủy

Nước thải chế biến cao su

Ô nhiễm rác thải rắn từ chế biến cao su

Rác thải rắn được xem là sản phẩm tất yếu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chúng thường được xuất phát từ:

Trong quá sinh hoạt của công nhân viên chức: thực phẩm, các chất hữu cơ dễ bị phân hủy …

Trong hoạt động sản xuất hàng hóa: bởi vì những sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm lỗi. Hay các phế phẩm nông nghiệp: vụn mỏ cao su, bao bì… được loại bỏ trong quá trình sản xuất sẽ trở thành rác thải.

Mặc dù, chúng không độc hại nhưng nếu không có biện pháp xử lý đúng đắng. Sẽ tạo ra mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn đất, cũng như tác động xấu đến mạch nước ngầm. Hơn thế nữa, mùi hôi xuất từ các bãi rác thu hút các Vector truyền bệnh: ruồi, muỗi… trú ngụ và phát triển.

Nước thải chế biến cao su

Ô nhiễm khí thải từ quá quá trình chế biến cao su

Trong hoạt động sản xuất, không thể loại bỏ khí độc phát sinh trong quá trình chế biến mủ cao su: H2S, NH3, CH4, CO… Những khí này có chung đặc điểm gây ngộ độc cấp tính cho người và động vật, nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài. Hơn thế nữa, chúng cũng là tác nhân gây biến đổi khí hậu. Nhất là loại khí thải tạo nên hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, những loại khí này sẽ phát sinh ở những giai đoạn khác nhau như: quá trình sấy cao su, quá trình đánh đông cao su… Do đó, những loại khí này thoát ra môi trường là điều không tránh khỏi. Và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động như: rối loạn hô hấp phổi và tế bào, suy nhược, co giật, rối loạn tim…

Nước thải chế biến cao su

Xem thêm: Vi sinh xử lý mùi hôi nước thải cao su

Như vậy, BioFix vừa điểm qua một số các động của ngành cao su đến với môi trường sống tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng bài viết này mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc cũng như phục vụ cho công việc của bạn.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

Hotline: 0907 771 622 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133

Email: [email protected]

Fanpage:Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường

Youtube: BIOFIX VIỆT NAM

0931791133