Việt Nam được biết đến là một nước, trời ban cho những điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển các ngành nông nghiệp. Đặc biệt là ngành công nghiệp mía đường đang là một trong những ngành công nghiệp sản xuất chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản lượng sản xuất đường mía ở nước ta ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người tiêu thụ cả trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây, do sự đầu tư các trang thiết bị và công nghệ ngày càng hiện đại mà chất lượng sản phẩm cũng như năng suất sản xuất ngày một tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành công nghiệp sản xuất đường mía mang lại, thì những vấn đề ô nhiễm môi trường của ngành này cũng đang được quan tâm. Và nước thải sản xuất đường mía là một vấn đề môi trường cần được quan tâm đối với mỗi doanh nghiệp.
Từ nguyên liệu ban đầu là cây mía, qua nhiều công đoạn khác nhau và rất nhiều nguyên liệu đầu vào khác thì mới ra được sản phẩm. Quá trình trên được đánh giá là phát sinh ra lượng lớn nước thải sản xuất khá lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng quy định. Vậy xử lý nước thải mía đường như thế nào để đảm bảo đúng quy định và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh?
Mục lục
Tính chất và thành phần ô nhiễm trong nước thải mía đường
Nước thải của ngành công nghiệp mía đường chứa nhiều hữu cơ là các hợp chất cacbon từ nguyên liệu như glucozo, saccarozo, lượng lớn N, P và các hợp chất dễ phân hủy sinh học khác. Loại nước thải này có hàm lượng BOD cao, và dao động nhiều. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật vì thế gây mùi hôi thối làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận.
Ngoài ra, trong nước thải nhà máy đường còn có một lượng đường khá lớn bị thất thoát, gây thiệt hại đáng kể cho nhà máy. Trong một số trường hợp, độ pH trong nước thải có thể tăng cao do có trộn lẫn Canxi Cacbonat (CaCO3) hoặc nước xả rửa cột resin.
BOD là chỉ số mang ý nghĩa biểu thị lượng chất thải hữu cơ có trong nước và nó có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật sống trong nước. Thông số BOD trong nước thải mía đường dao động từ 1600-5000mg/L.
- Nước thải có tính axit. Trong trường hợp ngoại lệ, độ pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO3.
- Nước thải mía đường có nhiệt độ cao
- Nước thải có mùi hôi khó chịu, màu đen do chất lơ lửng lắng xuống đáy
Ảnh hưởng của nước thải mía đường đến với môi trường xung quanh.
Với lưu lượng lớn, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, nước thải của nhà máy mía đường đã và đang làm ô nhiễm các nguồn tiếp nhận. Đường có trong nước thải chủ yếu là đường sucrose và các loại đường khử như glucose, fructose. Các loại đường này dễ phân hủy trong nước, chúng có khả năng gây cạn kiệt oxi trong nước, làm ảnh hưởng đến hoạt động của quần thể vi sinh vật nước.
Các chất lơ lửng có trong nước thải có khả năng lắng xuống đáy nguồn nước gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí làm cho nước có mùi hôi và có màu đen.
Ngoài ra, nước thải của nhà máy đường có nhiệt độ cao sẽ làm ức chế hoạt động của vi sinh vật nước. Trong nước thải có chứa các sản phẩm của lưu huỳnh và đôi khi có lẫn dầu mỡ của khu ép mía gây ô nhiễm nguồn nước, làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, khiến một số loài thủy sinh bị chết.
Phương pháp xử lý nước thải mía đường
Để việc xử lý nước thải mía đường đem lại hiệu quả xử lý tốt, không gây ảnh hưởng đến môi trường, các nhà vận hành hệ thống xử lý thường kết hợp các phương pháp xử lý khác nhau. Cụ thể, có 3 phương pháp xử lý chính:
Phương pháp cơ học (hay còn gọi là phương pháp vật lý): sử dụng song chắn rác, lưới lọc rác, lắng cát, lọc cơ học, bể điều hòa, bể lắng bể lọc.
Phương pháp hóa lý: sử dụng quá trình keo tụ tạo bông, trung hòa, quá trình hấp thụ, trao đổi ion.
Phương pháp sinh học: dựa vào quá trình sinh trưởng của vi sinh vật để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải. Phương pháp thường được sử dụng là phương pháp hiếu khí và phương pháp kị khí.
Mặc dù đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mía đường nhưng không ít đơn vị thất vọng vì nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý vẫn chưa đạt quy chuẩn hiện hành. Nói chính xác hơn thì các chất độc trong nước thải mía đường vẫn chưa được xử lý triệt để như chỉ tiêu BOD, các chất hữu cơ như Nitơ, phốt pho, lượng bùn thải tăng cao…
Lúc này cần áp dụng công nghệ sinh học để xử lý triệt để hoặc bổ sung men vi sinh ngay từ đầu quy trình xử lý nước thải mía đường để đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn, đỡ mất thời gian và tiền bạc. Theo đó, nước thải mía đường cần xử lý các vấn đề cơ bản sau:
Phương pháp xử lý nước thải sinh học đã được kiểm định về hiệu quả, là giải pháp an toàn, giá thành hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí vận hành, nhân công. Phương pháp này dựa trên cơ chế hoạt động sống của vi sinh vật để xử lý các hợp chất hữu cơ, chất độc hại trong nước thải. Chính vì vậy, một sản phẩm men vi sinh tốt, hiệu quả khi được tích hợp từ các chủng vi sinh khỏe mạnh và phù hợp để xử lý từng vấn đề trong nước thải.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM
Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM
Hotline: 0923 884 877 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133 – 0907 771 622 – 0987 632 531
Email: [email protected]
Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường
Youtube: BIOFIX VIỆT NAM