Top 4 tiềm năng về tái sử dụng nước thải

Top 4 tiềm năng về tái sử dụng nước thải

Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm: sử dụng cho các hoạt động tại khu vực đô thị (chăm sóc cảnh quan, tẩy rửa, xả toilet…); phát triển nông nghiệp (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản); tái sử dụng nước thải trong công nghiệp; bảo vệ môi trường (duy trì dòng chảy, phát triển cảnh quan,…); cấp nước sinh hoạt (trực tiếp, gián tiếp)…

Theo quy định của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, nước tái tạo được phân cấp các mức độ: Cao – trung bình – thấp (hoặc A – B – C – D). Trong đó, yêu cầu về chất lượng nước thải, mức độ công nghệ xử lý, quan trắc giám sát liên quan chặt chẽ với mục đích tái sử dụng. Về cơ bản, yếu tố quan trọng nhất để phân cấp mức độ ứng với mục đích tái sử dụng là khả năng tiếp xúc, phơi nhiễm của nước thải đối với con người đi kèm với các rủi ro về sức khỏe. Đối với việc tái sử dụng nước thải cho trồng trọt, phân cấp các mức độ nước tái tạo (tương ứng với các mức yêu cầu về chất lượng nước, công nghệ xử lý và quan trắc giám sát) phụ thuộc vào loại cây trồng và phương thức tưới.

Việc tái sử dụng nước thải phải được quản lý và giám sát chặt chẽ, bảo đảm các yêu cầu về sức khoẻ và môi trường. Nhìn chung, để bảo đảm yêu cầu sức khoẻ khi tái sử dụng nước thải, các quốc gia, tổ chức quốc tế sử dụng các thông số (chỉ tiêu) gồm có pH, Fecal Coliform (hoặc E.Coli), độ đục, Clo dư, BOD, TSS, giun sán để đánh giá mức độ chất lượng nước thải sau xử lý phù hợp cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Tại nhiều quốc gia, hoạt động tái sử dụng nước thải, bao gồm xử lý nước thải để tái sử dụng; tiếp nhận, sử dụng nước tái tạo; quyền và trách nhiệm có liên quan… được ghi rõ trong giấy phép.

Tiềm năng tái sử dụng nước thải phương diện Kinh tế

Tái sử dụng nước thải trên thế giới và áp dụng đối với Việt Nam

  • Tính kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp khi lựa chọn công nghệ hoặc áp dụng các kỹ thuật trong quy trình sản xuất.
  • Tuần hoàn, tái sử dụng nước trong một công đoạn sản xuất có thể giúp tiết kiệm được lượng nước sử dụng, do đó cắt giảm được chi phí sử dụng nước cấp cũng như chi phí đầu tư cho việc xây dựng hệ thống cấp nước cho quy trình sản xuất.
  • Tuần hoàn, tái sử dụng nước sẽ làm giảm lưu lượng nước thải tạo thành, từ đó tiết giảm được thể tích của các bể xử lý nước thải, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống xử lý và các chi phí liên quan (chi phí vận hành, xả thải…)
  • Sử dụng tối đa vòng đời lượng nước mà doanh nghiệp đã trả phí. Nhất là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp.

Tiềm năng tái sử dụng nước thải phương diện Môi trường

  • Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và lưu lượng nước thải đối với các nguồn tiếp nhận là nguồn nước mặt hoặc nước dưới đất;
  • Tăng nguồn cấp nước cho các nhu cầu sản xuất;
  • Đem lại lợi ích cho nông nghiệp cũng như một số ứng dụng trong đô thị (tưới tiêu, chữa cháy, tạo cảnh quan…);
  • Giảm thiểu tác động lên môi trường nước mặt, nước dưới đất, môi trường đất giảm thiểu nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học;
  • Và cải thiện môi trường xung quanh Công ty.

Tiềm năng tái sử dụng nước thải phương diện Xã hội

  • Nâng cao hình ảnh thân thiện môi trường cho các sản phẩm của doanh nghiệp;
  • Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng;
  • Bảo vệ hệ sinh thái nguồn tiếp nhận;
  • Sẽ là nơi để các doanh nghiệp, sinh viên tham quan, học tập, học hỏi kinh nghiệm.

Tái sử dụng nước thải trong các khu đô thị tại Việt Nam

Hiện nay các đô thị lớn của Việt Nam đang phải đối mặt với việc phát triển kép do các vấn đề về kinh tế và môi trường. Đồng thời tiềm năng tái sử dụng nước thải là rất cao. Việc tái sử dụng nước thải còn có một vai trò quan trọng là giảm thiểu lượng nước khai thác từ nguồn nước cấp, nước dưới đất.

Nhu cầu tái sử dụng nước của đô thị sẽ phụ thuộc vào chất lượng nước thải, mức độ phát triển, điều kiện kinh tế xã hội, vùng địa lý, khí hậu thời tiết, điều kiện địa chất thủy văn…tại từng khu vực.

Hà Nội: Hoàn thiện giải pháp triển khai hệ thống xử lý và thoát nước thải -  Báo Kinh tế đô thị

Đối tượng của việc tái sử dụng nước thải trong đô thị:

  • Tưới cây, tưới sân golf, công viên: Khi sử dụng để tưới cây trong khu dân cư, quảng trường và công viên, sân golf,… nước thải sau xử lý phải được khử trùng ở mức độ cao để không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
  • Rửa đường: Chăm sóc và bảo trì đường bộ sử dụng một lượng lớn nước thải tái sử dụng với những yêu cầu chất lượng cụ thể như nước có mùi, có tính ăn mòn hoặc có màu không được sử dụng trong các trường hợp này. Nước còn được dùng trong việc kiểm soát bụi (dập bụi), hay rửa đường phố.
  • Nước dội toilet: Nhu cầu sử dụng nước chính trong các tòa nhà thương mại cao tầng là cấp cho nhà vệ sinh, nước làm mát và điều hoà không khí. Các mục đích này không yêu cầu chất lượng nước cao như nước cấp ăn uống. Việc sử dụng nước thải tái chế cho dội nhà vệ sinh trong các tòa nhà giúp làm giảm nhu cầu dùng nước sạch của toà nhà. Tính khả thi của việc tái sử dụng nước thải cho dội nhà vệ sinh phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thiết kế, thi công hệ thống ống cấp nước và chi phí cơ sở hạ tầng liên quan,…

Tiềm năng tái sử dụng nước thải hiện nay như một nguồn cấp nước thay thế các nguồn nước tự nhiên đã được thừa nhận và gắn liền với các chiến lược bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm, quy định, hướng dẫn của các quốc gia thành công về tái sử dụng nước thải của các quốc gia trên thế giới sẽ là bài học quý cần được xem xét, tiệm cận trong quá trình xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn về tái sử dụng nước thải ở Việt Nam trong tương lai.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

Hotline: 0923 884 877 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133 – 0907 771 622 – 0987 632 531

Email: [email protected]

Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường

Youtube: BIOFIX VIỆT NAM

0931791133